Miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - 1.001514.000.00.00.H62

Lĩnh vực: Tổ chức cán bộ

Hướng dẫn

Cách thức thực hiện

  • Trực tiếp
  • Dịch vụ bưu chính

Thành phần hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Văn bản giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định Tư pháp   Bản chính: 2
Bản sao: 0
Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;   Bản chính: 2
Bản sao: 0

Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Tổ chức đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần nộp hồ sơ về Quầy Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Y tế tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bước 2: Sở Y tế nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì phải có văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

  • Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ Chủ tịch UBND xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

Đối tượng thực hiện

Tổ chức hoặc cá nhân

Thời hạn giải quyết

    Trực tiếp
  • 10 Ngày làm việc

    Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua hệ thống bưu chính.

  • Dịch vụ bưu chính
  • 10 Ngày làm việc

    Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc qua hệ thống bưu chính.

Phí/lệ phí

Không

Không

Cơ quan thực hiện

Sở Y tế

Yêu cầu điều kiện

Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật Giám định tư pháp, cụ thể như sau: (1) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; (2) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc”. (3) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; (4) Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 6 của Luật này: “Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng. 2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật. 3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp. 4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi. 5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp. 6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật. 7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp”. (5) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.

Kết quả thực hiện

  • Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp.

Căn cứ pháp lý

  • Luật 13/2012/QH13 Số: 13/2012/QH13

  • Nghị định 85/2013/NĐ-CP - Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp Số: 85/2013/NĐ-CP

  • Thông tư 02/2014/TT-BYT-Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ, miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần Số: 02/2014/TT-BYT

Biểu mẫu đính kèm